Tệp dữ liệu IES – “Dấu vân tay của mỗi bộ đèn led”

Tìm dữ liệu IES Cho biết các thông tin liên quan đến bộ đèn 

Danh Mục Bài Viết

Bài giới thiệu về tệp dữ liệu IES từng được tiến sĩ Lê Hải Hưng đăng trên tạp chí “Ánh sáng và Cuộc sống vào số báo tháng 4/2017”. Từ sau bài đăng này, đã có rất nhiều độc giả muốn tìm hiểu thêm về chủ đề IES.

Vậy tệp dữ liệu IES là gì? Có ứng dụng ra sao? Bài viết hôm nay, DAXINCO xin giới thiệu một cách ngắn gọn lại về chủ đề tệp dữ liệu IES.

  • Tìm hiểu thêm CRI

1. Tệp dữ liệu IES là gì? 

IES được viết tắt là  Illumination Engineering Society. Thực chất tệp IES là dạng tệp trắc quang xây dựng theo kiểu một tệp chạy. Trong mỗi tệp IES sẽ chứa mọi thông tin của mỗi bộ thiết bị đèn chiếu sáng. Cùng với đó là sự phân bố ánh sáng của bộ đèn. Chính vì vậy mà tệp IES còn được mệnh danh như “dấu vân tay của bộ đèn led”. Có nghĩa chỉ cần dựa vào tệp IES; người ta có thể lần ra mọi thông tin có liên quan bộ thiết bị.

 Mỗi tệp IES sẽ chứa mọi thông tin của mỗi bộ thiết bị đèn chiếu sáng
Mỗi tệp IES sẽ chứa mọi thông tin của mỗi bộ thiết bị đèn chiếu sáng

Tệp dữ liệu IES sẽ được lấy từ một file chứa kết quả đo của hệ thống máy góc kế quang học. Ngoài ra, kết quả từ những phép đo tay cũng có thể xây thành tệp IES.

2. Cách sử dụng tệp dữ liệu IES 

Để sử dụng tệp IES thì đầu tiên bạn cần phải tiến hành tải phần mềm iesviewer từ website: www.photometricviewer.com . Sau đó, bạn hãy mở phần mềm iesviewer vừa tải rồi tìm đến phần thư mục có chứa tệp IES.

Cách sử dụng tệp dữ liệu IES 
Cách sử dụng tệp dữ liệu IES

Mở đến trang thứ nhất của tệp IES, bạn sẽ thấy 2 đường cong thể hiện sự phân bố ánh sáng ở mặt phẳng C90 – C270 và C0 – C180. Từ đó, bạn dễ dàng xác định được những thông số quan trọng như công suất, quang thông; cường độ ánh sáng lớn nhất của thiết bị,..

Xem mô phỏng vùng sáng mặt phẳng

Tiếp theo, bạn hãy click chuột vào biểu tượng bóng đèn trên giao diện màn hình. Kết quả bạn sẽ nhận lại 2 hình cùng với một vùng sáng biểu thị tại bên trong các mặt phẳng tương ứng. Bạn trỏ chuột vào biểu tượng phần thang chia độ phía trên; rồi bắt đầu di chuyển chuột sẽ nhận thấy rõ những sự thay đổi. Đồng thời lúc này, các vùng sáng trong các mặt phẳng mô phỏng cũng có sự biến đổi theo.

Để xác định cường độ ánh sáng ở một điểm bất kỳ nào đó tại một mặt phẳng; bạn chỉ cần click chuột vào đường cong thể hiện cường độ sáng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhấp chuột vào biểu tượng IES trên bộ thiết bị để tìm đến tệp dữ liệu. Trong đó số lượng các điểm đo sẽ phụ thuộc rất lớn bởi phương pháp chọn số mặt phẳng kinh tuyến của bộ thiết bị. Ngoài ra, số lượng điểm đo còn phụ thuộc vào số góc đo trong mặt phẳng đó là bao nhiêu.

Tất các bước thực hiện trên dẫn đến kết quả cuối cùng là bạn có thể xác định khá chính xác hệ thống đường thẳng thể hiện độ rọi của đèn tại mặt phẳng nào đó. Chẳng hạn như mặt đường cho dù không có ánh sáng từ nguồn sáng khác.

3. Ứng dụng của tệp dữ liệu IES là gì? 

Như đã đề cập qua ở mục đầu tiên, tệp dữ liệu IES giống đóng vai trò giống như dấu vân tay có trên chứng minh. Từ đây, bạn có thể nắm rõ mọi thông số quang học của đèn mà không nhất thiết phải trực tiếp sờ tay kiểm tra trực tiếp thiết bị như bình thường. Ở bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tiến hành tìm hiểu một vài ứng dụng quan trọng nhất của tệp IES.

Tìm dữ liệu IES Cho biết các thông tin liên quan đến bộ đèn 
Tìm dữ liệu IES Cho biết các thông tin liên quan đến bộ đèn

Đầu tiên khi nhìn vào cấu trúc của những đường đồng đẳng thể hiện độ rọi; bạn sẽ biết được khá nhiều điều. Cụ thể như xác định tương đối chính xác thông tin của khoảng cách giữa các cột đèn và và độ cao của chúng.

Sau đây là một ví dụ cụ thể hơn để bạn hiểu rõ ứng dụng của tệp IES:

Chẳng hạn như bạn sử dụng một bộ đèn led để để lắp đặt ở một tuyến đường nào đó. Giả thiết đưa ra là cột đèn cao 10m (ký hiệu h=10m) và đèn sẽ lắp ngang với mặt đường. Khi muốn xác định độ rọi ở vị trí dưới chân của cột đèn; bạn cần thực hiện các thao tác như sau:

Bạn nhấp chuột vào vị trí góc 00 tương ứng trong mặt phẳng 00; cường độ sáng trong trường hợp này là l = 4200cd. Khi đó giá trị độ rọi tại chân cột khi có có sự tồn tại của ánh sáng ký sinh sẽ tính theo biểu thức E = I/h2 = 4200/102 = 42 lux.

Trường hợp hệ số phản xạ mặt đường ρ = 0.25, bạn có thể dễ dàng suy ra độ chói tại điểm đó bằng biểu thức L = ρE/π = (0,25 x 42)/3,14 = 3,34 cd/m2.

Từ những tính toán trên; bạn hoàn toàn nhận thấy các số liệu đó đã vượt ngưỡng tiêu chuẩn chiếu sáng Việt Nam. Theo đó, độ chói ở mặt đường cao tốc phải bằng hoặc thấp hơn 2.5 cd/m. Để làm giảm độ chói trong trường hợp này; bạn nên chọn cột đèn cao hơn thay vì cột đèn 10m.

Tổng kết

Thông thường mỗi bộ đèn đều sẽ phần IES file kèm theo khi khách hàng mua sản phẩm. Tuy nhiên, phần lớn khách hàng đều không chú ý điều này nên đã bỏ qua bước đánh giá quan trọng để biết rõ chất lượng bộ đèn. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc bạn không có đủ dữ liệu để tiến hành thiết kế hệ thống chiếu sáng trên máy tính.

Vậy nên, khi mua bất kỳ mẫu đèn đường nào; bạn hãy yêu bên bán hàng cung cấp đủ tệp dữ liệu IES nhé.